Các loại vải may mẫu rèm cửa thông dụng nhất

Hiện nay,  chất liệu có thể chọn dùng để may rèm cửa cũng khá đa dạng, từ màu sắc đến họa tiết, bạn có thể tùy theo mục đích sử dụng và kinh tế để chọn được chất liệu giá rẻ hay cao cấp như mong muốn. Dưới đây là Các loại vải may mẫu rèm cửa thông dụng nhất, giúp bạn hiểu thêm để lựa chọn đúng chuẩn khi cần chọn mua, đặt may rèm theo yêu cầu nhé.

Các loại vải may mẫu rèm cửa thông dụng nhất
Các loại vải may mẫu rèm cửa thông dụng nhất

Những loại vải may mẫu rèm cửa thông dụng nhất

Dưới đây là tổng hợp những loại vải thường dùng để may mẫu rèm cửa, cùng ưu nhược điểm từng loại vải, bạn hãy tham khảo để hiểu thêm về từng loại vải:

Vải voan

Voan là loại vải có đặc tính là mỏng và nhẹ, thường được ứng dụng để làm rèm cửa, váy áo thơi trang. Mãy mẫu rèm cửa với vải voan thường đáp ứng tốt về tính mềm, nhẹ, nhanh và dễ lành sạch, tạo không gian cửa thơ mộng, nhẹ nhàng, bay bổng và lãng mạn hơn cho căn phòng ứng dụng.

Ưu điểm c

  • Giá vải rẻ, có thể chọn may rèm kích thước lớn giá rẻ, bình dân
  • Đa dạng mẫu mã, màu sắc, có vải trơn, bải màu, vải thêu hoa, kim tuyến sinh động
  • Mang lại không gian mềm mại, thoáng mát
  • Không bị nhàu, dễ làm sạch và nhanh khô khi giặt giũ
  • Độ thẩm mỹ cao, có thể ứng dụng với mọi loại rèm

Nhược điểm

  • Mỏng nên dễ bị rách
  • Dễ bắt lửa
  • Dễ bám bẩn 
  • Khả năng chống nắng, cản sáng, ngăn nhiệt kém

Vải lụa

Vải lụa là vải làm từ chất liệu thiên nhiên, luôn đứng trong hàng vải “cao cấp” ở thời xa xưa, chỉ có quan lại vua chúa mới được mặc đồ may, dùng rèm từ vải lụa.

Ưu điểm

  • Độ bền cao
  • Vải lụa bóng, mềm, có tính thẩm mỹ cao
  • Vải sáng, ít nhàu 
  • Cũng rất đa dạng mẫu mã, màu sắc với kiểu dệt tinh xảo
  • Lụa mỏng, mát, mềm mại, hút ẩm tốt
  • Chất lụa vệ sinh cũng nhanh khô
  • Lụa làm từ tơ tằm, thân thiện với môi trường

Nhược điểm 

  • Giá cao
  • Yêu cầu cao khi giặt và bảo quản hơn
  • Vải lụa không co giãn, khi gặp nước còn dễ bị co lại, và giảm chất lượng nếu tiếp xúc lâu ngày với nước
Vải lụa
Vải lụa

Vải Cotton

Cotton là loại vải được dùng phổ biến nhất trong thời trang ứng dụng may rèm trang trí nhà cửa.

Ưu điểm 

  • Đa dạng mẫu mã, họa tiết, màu sắc
  • Chất vải mềm, thoáng, nhẹ, thấm hút tốt, không gây bí bách cho căn phòng
  • Có khả năng đông ấm hạ mát
  • Vải dễ làm sạch và mau khô khi giặt, vệ sinh
  • Giá phù hợp
  • An toàn cả với trẻ sơ sinh, người ốm bệnh

Nhược điểm

  • Vải mềm, dễ bị nhăn
  • Vải dễ đổ lông, bai nhão sau nhiều lần giặt hay sử dụng lâu.
  • Vải có thể bị bai màu nếu tiếp xúc nhiều với ánh nắng trực tiếp.

Vải lanh (vải linen)

Vải lanh được dệt từ vỏ, xơ hoặc sợi của cây lanh, cũng là chất liệu an toàn, thân thiện với môi trường như lụa. Vải lanh được ứng dụng nhiều trong thời trang và trang trí nhà cửa, làm vải may mẫu rèm cửa, vì nó có vẻ đẹp như gấm và lụa nhưng mát và rẻ hơn.

Ưu điểm 

  • Vải linen mỏng nhẹ, giặt nhanh khô
  • Giá thành hợp lý, 
  • Độ bền vải cao
  • Chất vải thân thiện 
  • Không dễ bị ẩm mốc, vì có khả năng kháng khuẩn
  • Phù hợp với gia đình yêu cầu về độ an toàn, có con nhỏ hay người ốm bệnh

Nhược điểm 

  • Khả năng chống nắng kém
  • Rất dễ nhăn
  • Không co giãn, nên dễ xước rách nếu tác động lực
  • Ít tạo độ rũ tự nhiên
Vải lanh (vải linen)
Vải lanh (vải linen)

Vải Canvas (vải bố)

Vải bố thời gian gần đây cũng được ứng dụng, được yêu thích với công nghệ thời trang may mặc, đồ dùng và trang trí nhà cửa, như may mẫu rèm cửa sổ, rèm vải chống nắng.

Ưu điểm 

  • Trọng lượng nhẹ, vệ sinh dễ dàng, nhanh khô
  • Khả năng chống nước, chống mốc, chống cháy tốt
  • Tuổi thọ cao, độ bền cao, giữ màu lâu
  • Chất liệu vải an toàn, thân thiện với môi trường
  • Giá thành phải chăng
  • Thoáng, khiến không gian không bị bí bách

Nhược điểm 

  • Không có độ rũ, khiến rèm thô cứng, chỉ nên ứng dụng với rèm có khung, không hợp dùng làm rèm buông
  • Dễ bị xước, rách khi tiếp xúc với các vật sắc nhọn 
  • Dễ bám bụi, khó làm sạch

Vải Polyester

Là vải tổng hợp, được tạo ra nhờ thành tựu của ngành dệt may, có tính ứng dụng cao trong thời trang và trang trí nhà cửa.

Ưu điểm 

  • Tuổi thọ vải cao
  • Màu lâu phai, tươi đẹp lâu dài
  • Khả năng bám màu sau nhuộm tốt
  • Mẫu mã đa dạng, phong phú về họa tiết, màu sắc
  • Ít hút ẩm nên ít bị mốc 
  • Bề mặt vải trơn, ít bám bẩn
  • Ít co giãn, tạo được vẻ trơn bóng cho rèm
  • Khả năng chống nắng, cản sáng tốt

Nhược điểm 

  • Không thân thiện với môi trường 
  • Vải không thấm hút, thoát nhiệt, nên gây bí nóng cho không gian
  • Giá thành cao
Vải Polyester
Vải Polyester

Vải gấm

Vải gấm có thể coi là “một biến thể” của vải lụa, được tạo ra từ sợi tơ tằm với Cotton, Polyester,…Nó được yêu thích vì chất liệu cao cấp, vẻ đẹp bóng, hoa văn in nổi cầu kỳ. 

Ưu điểm 

  • Độ bền cao, không bị phai màu
  • Vải dày, chống nắng tốt
  • Hoa văn tinh xảo
  • Vải nhẹ nhàng, đẹp mắt, tạo hiệu ứng cao cấp, sang trọng hơn
  • Vải thân thiện với môi trường

Nhược điểm 

  • Giá đắt 
  • Kén công trình ứng dụng rèm hơn
  • Tiếp xúc với nước nhiều sẽ nhanh hỏng
  • Dễ bám bẩn
  • Không thấm nước, nên giặt khó, lâu khô 

Vải nhung

Vải nhung cũng là chất liệu thường được ứng dụng để may mẫu rèm cửa cao cấp, rèm hoàng gia.

 là loại rèm thường thấy trên hội trường, sân khấu hoặc các nhà hàng sang trọng bởi khả năng tiêu âm. Mặt vải. Vải có hiệu ứng nhiều nếp cùng với chất vải óng ả, đem lại cảm giác quyền lực, huyền bí.

Ưu điểm 

  • Chất vải dày, chống nắng tốt
  • Mặt vải mềm mịn, sờ thích tay
  • Vải có độ rũ, óng ả, tạo hiệu ứng sang trọng
  • Hai mặt vải tách biệt, dễ dàng phân biệt
  • Khả năng cách âm tốt
  • Vải giữ nhiệt tốt, dùng làm may rèm cửa cho mùa đông ấm áp hơn 

Nhược điểm 

  • Dễ bám bẩn
  • Chất daỳ nặng, khó khăn trong việc vệ sinh 
  • Giá cao
Vải nhung
Vải nhung

Vải Tafta 

Vải Tafta (Taffeta), được biết đến là một loại vải dệt từ tơ tằm, tơ nhân tạo hoặc acetate và polyester. Nó có bề mặt khá giống với vải gấm, nên cũng được ứng dụng rộng rãi trong thời trang và trang trí nhà cửa.

Ưu điểm 

  • Bền màu
  • Chống nhăn tốt
  • Tạo hiệu ứng xếp ly rõ ràng, sóng rèm lớn, thêm sang trọng cho không gian
  • Giữ form dáng chuẩn
  • Hoa văn sắc nét, tinh tế, đa dạng
  • Có khả năng chống nắng tốt, lại phản chiếu ánh sáng tốt
  • Dễ dàng làm sạch, nhanh khô
  • Giá thành phải chăng hơn vải gấm hay lụa

Nhược điểm 

  • Không thấm hút ẩm, khiến không gian bị bí bách, gây nóng cho mùa hè
  • Dễ bám bẩn, không thể dùng với máy giặt
  • Độ co giãn kém, dễ bị xước rách khi tác động lực hay với vật sắc nhọn.

Tiêu chí khi chọn loại vải may mẫu rèm cửa 

Khi chọn vải may rèm bạn cần nhớ đến các tiêu chí sau để lựa chọn loại vải cho phù hợp:

  • Vải có độ dày phù hợp với nhu cầu
  • Vải có màu sắc phù hợp với không gian, thiết kế nội thất
  • Giá vải phù hợp với điều kiện kinh tế, tài chính của bạn
  • Vải có thêm nhiều tính năng đáp ứng được yêu cầu đặc biệt bạn muốn hướng đến
Tiêu chí khi chọn loại vải may mẫu rèm cửa 
Tiêu chí khi chọn loại vải may mẫu rèm cửa

Kết

Mỗi loại vải sẽ có ưu nhược điểm riêng, khi sử dụng may rèm sẽ có tính chất, hiệu ứng riêng, nên bạn cần tùy theo nhu cầu để chọn vải cho phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin về Các loại vải may mẫu rèm cửa thông dụng nhất trên đây giúp bạn hiểu biết về vải để lựa chọn dễ dàng hơn, ứng dụng với cơ sở, công trình của mình.

Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với Rèm Cửa Thanh Vy theo số hotline 098 561 55 77 hoặc đến SHOWROOM: 1182 Tỉnh Lộ 10, Phường Tân Tạo, Quận Bình Tân, TPHCM hoặc 175 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội bạn nhé!

4.6/5 - 152 yêu thích

Về Tác giả

Avatar of Trần Đạo
SEO Expert, Content Writer
Trần Đạo một chuyên gia về Website, Marketing, SEO. Tôi muốn chia sẻ tới mọi người các kiến thức, thông tin, kỹ thuật chất lượng cao. Thông tin chính xác, minh bạch. Cùng xem các bài đăng khác của tôi.
Xem thêm

Bài đăng liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

MessengerChat Messenger
Zalo Chat Chat Zalo
Phone CallGọi Hotline